Vụ nam sinh nhảy lầu tự tử: Dấu hiệu trầm cảm tuổi học đường, đừng lơ là

Ngày 1/4, sự việc nam sinh cấp 3 nhảy từ tầng 28 chung cư xuống đất tại quận Hà Đông (Hà Nội), với đoạn thư tuyệt mệnh để lại, đang khiến dư...

Ngày 1/4, sự việc nam sinh cấp 3 nhảy từ tầng 28 chung cư xuống đất tại quận Hà Đông (Hà Nội), với đoạn thư tuyệt mệnh để lại, đang khiến dư luận bàng hoàng tiếc thương. Cơ quan chức năng bước đầu xác định nạn nhân là L.N.N.M (16 tuổi), đang học lớp 10 của một trường THPT danh tiếng tại Hà Nội.

Trước đó, ngày 21/2 tại TPHCM một học sinh trường THPT N.H.T, Quận 4 cũng đã nhảy lầu vì những kỳ vọng quá lớn từ phía gia đình và các vấn đề khó khăn trong học tập sau giai đoạn cao điểm phải học online vì dịch COVID-19. Trước khi có quyết định tiêu cực, nữ sinh trên từng là học sinh giỏi nhưng thời gian gần đây có biểu hiện bị trầm cảm.

Theo các chuyên gia, trầm cảm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi trong bất kỳ một thời điểm nào đó của cuộc đời và khoảng 10-15% dân số có thể bị bệnh trầm cảm. Điểm lưu ý quan trọng nhất là khi có các dấu hiệu trầm cảm như lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng xảy ra thường xuyên và kéo dài, người bệnh không nên cố gắng chịu đựng một mình mà nên tìm gặp bác sĩ. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều người bệnh trầm cảm còn cố gắng giấu giếm cảm xúc của mình, vì thế nếu thấy người thân có dấu hiệu khác thường, hãy khuyên họ đi gặp bác sĩ để được điều trị bệnh kịp thời.

Vu nam sinh nhay lau tu tu: Dau hieu tram cam tuoi hoc duong, dung lo la

Lứa tuổi học đường dễ bị ảnh hưởng bởi những áp lực, suy nghĩ, lối sống tiêu cực dẫn đến tâm lý bi quan, chán nản, thậm chí là ý nghĩ tự sát.

I. Những yếu tố nguy cơ gây rối loạn tâm thần học đường ở trẻ

Khi nói đến những yếu tố nguy cơ gây rối loạn tâm thần học đường ở trẻ, các chuyên gia cho biết có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn, trong đó, các áp lực không tên là nguyên nhân chính như:

1. Sự căng thẳng trong học tập. Học sinh bị áp lực từ những kỳ vọng của người lớn, gia đình, bạn bè, nhà trường và ngay chính bản thân các em dẫn đến kéo theo những hệ lụy tâm lý mà một trong số đó là rối loạn tâm thần. Ám ảnh bởi điểm số, thứ hạng trong lớp học; nhận chỉ trích từ bố mẹ, nhà trường; áp lực từ những tẩy chay của bạn bè hay những hoang tưởng, huyễn hoặc của bản thân… đều là những “lưỡi hái tử thần” mà rối loạn tâm thần có thể ghé thăm các bạn trẻ.

Vu nam sinh nhay lau tu tu: Dau hieu tram cam tuoi hoc duong, dung lo la

2. Những thay đổi tâm lý dậy ở tuổi dậy thì: Ở lứa tuổi học đường là các em sẽ bước vào thời kỳ dậy thì, tâm sinh lý ở khoảng thời gian này đang thay đổi nên các em chưa có đủ khả năng nhận thức toàn diện về một vấn đề gặp phải. Các em dễ bị ảnh hưởng từ chính những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi cá nhân. Trong trường hợp này nếu không được định hướng đúng thì những suy nghĩ và hành vi tiêu cực sẽ ám ảnh các em gây nên những hành động đáng tiếc.

3. Bị ám ảnh những đau thương từ lúc nhỏ: Đây cũng là nguyên nhân khiến các em dễ bị rối loạn tâm thần. Những việc đau thương thời thơ ấu như bị lạm dụng thể xác và tinh thần, người thân qua đời,… gây thay đổi trong não bộ, khiến các em ở lứa tuổi học đường dễ bị rối loạn.

4. Thiếu hỗ trợ, động viên khích lệ của bố mẹ và các thầy cô giáo: Trong xã hội phát triển như hiện nay, “tiếng gọi” của đồng tiền, công nghệ làm khoảng cách giữa người với người tăng lên. Chúng ta không còn ngồi với nhau để cùng chia sẻ, tâm sự cùng nhau mà hầu hết chúng ta ngồi lại với nhau khi “chuyện đã rồi”.

5. Có lối sống không lành mạnh: Những thói quen xấu ở tuổi thanh thiếu niên như lười vận động, nghiện điện tử, thức khuya, ăn uống không điều độ, sử dụng các loại chất kích thích… là những nguyên nhân gây suy giảm thể chất, suy nhược thần kinh dẫn đến rối loạn tâm thần.

6. Môi trường học đường bất ổn: Bạo lực học đường luôn là vấn nạn nhức nhối, đó cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rối loạn tâm thần học đường. Việc bắt nạt bạn cùng lớp, cùng trường diễn ra thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau. Không chỉ bạo lực về mặt thể chất mà còn cả về mặt tinh thần. Các em bị bắt nạt thường có cảm giác sợ hãi khi đến lớp, luôn phải nghĩ cách đối phó với những kẻ bắt nạt mình dẫn đến trạng thái căng thẳng, lo sợ.

II. 8 dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ bị rối loạn tâm thần học đường

Vu nam sinh nhay lau tu tu: Dau hieu tram cam tuoi hoc duong, dung lo la

Mất ngủ kéo dài cũng là một dấu hiệu của trầm cảm.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi trẻ có một trong số các biểu hiện này, cha mẹ cần lưu ý, thậm chí là đưa con đi sàng lọc tại các cơ sở y tế chuyên khoa:

– Mất ngủ kéo dài: có thể mất ngủ đầu giấc, giữa giấc, cuối giấc và không thể ngủ lại được nữa . Nếu trầm cảm nặng sẽ mất ngủ toàn bộ.

– Luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải.

– Mất mọi quan tâm đến công việc, giải trí, sở thích cá nhân: Không có hứng thú hoặc ít hứng thú với các hoạt động xung quanh mình, ngay cả những sở thích cá nhân mà trước đây rất thích.

– Luôn cảm thấy buồn rầu, dễ bực tức, khó chịu, dễ cáu gắt ngay cả với một việc rất bình thường.

– Có cảm giác mình vô dụng, muốn buông xuôi mọi việc dẫn đến chán nản không muốn học hành hay làm việc gì.

– Không thể tập trung vào việc vào việc gì cụ thể, khó ghi nhớ, kết quả học tập giảm sút

– Luôn cảm thấy bứt rứt, lo lắng vô cớ, không thể ngồi yên một chỗ.

– Cơ thể thường xuất hiện các rối loạn như: đau đầu, đau bụng, đau ngực, đau cơ, ra nhiều mồ hôi… mà đi khám không tìm ra nguyên nhân.

III. Hậu quả của trầm cảm học đường

Vu nam sinh nhay lau tu tu: Dau hieu tram cam tuoi hoc duong, dung lo la

Trầm cảm học đường là tình trạng khá phổ biến, nó có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân.

1. Suy giảm chất lượng học tập: Các triệu chứng của trầm cảm kéo dài sẽ khiến trẻ mất tập trung, suy giảm trí nhớ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập của trẻ, từ đó kết quả học tập bị sa sút đáng kể.

2. Chất lượng sống kém: Trầm cảm có thể khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Hầu như bệnh nhân không muốn thực hiện bất kì công việc nào, thậm chí là việc vệ sinh cá nhân hàng ngày. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về sau của trẻ nhỏ.

3. Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Biểu hiện đặc trưng của trẻ bị trầm cảm đó chính là sự xa lánh với mọi người xung quanh, trẻ không muốn tiếp xúc hay trò chuyện với bất kì ai. Ngoài ra, những biểu hiện bất thường ở trẻ cũng khiến cho trẻ dần mất đi các mối quan hệ bạn bè, xã hội.

4. Nguy cơ tự sát cao: Nếu tình trạng trầm cảm ở học sinh không được can thiệp sớm sẽ khiến cho trẻ dần có những suy nghĩ tiêu cực, nguy cơ tự sát tăng cao.

IV. Phải làm gì khi con có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm?

Trầm cảm ở học sinh có thể gây nên nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và làm suy giảm chất lượng học tập của trẻ. Tuy nhiên, nếu có thể sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện tốt hơn.

Cũng giống như các chứng trầm cảm khác, trầm cảm tuổi học đường cũng sẽ được áp dụng những biện pháp như sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu, hỗ trợ cải thiện tại nhà. Tùy vào mức độ, nguyên nhân, gây ra bệnh mà các chuyên gia sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp hỗ trợ tốt nhất.

Đối với những tình trạng bệnh nhẹ, các triệu chứng của bệnh chưa ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng học tập và cuộc sống của trẻ thì các chuyên gia sẽ khuyến khích người bệnh áp dụng những biện pháp cải thiện tại nhà. Bằng cách nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi cũng sẽ giúp trẻ hồi phục được sức khỏe thể chất và tinh thần, từ đó khắc phục được các triệu chứng của bệnh.

Để cải thiện bệnh trầm cảm, người bệnh cần áp dụng một số biện pháp sau đây:

Vu nam sinh nhay lau tu tu: Dau hieu tram cam tuoi hoc duong, dung lo la

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh bằng cách lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, những thực phẩm có lợi cho não bộ. Việc có thể cân bằng được chế độ ăn uống hàng ngày cũng giúp cải thiện tâm trạng, giảm mệt mỏi và áp lực tốt hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế những món ăn cay nóng, thực phẩm giàu chất béo, các đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn.

– Học sinh tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, chất gây nghiện, đặc biệt là trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm.

– Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe bằng các bài tập đơn giản ngay tại nhà. Các chuyên gia cũng cho biết rằng, việc thường xuyên vận động cũng sẽ giúp gia tăng sự sản xuất các hormone hạnh phúc, giảm mệt mỏi và tăng cường khả năng tập trung ở người bệnh trầm cảm. Một số bài tập được khuyến khích áp dụng cho các đối tượng bệnh trầm cảm như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga, thiền định,…

– Đảm bảo giấc ngủ ở trẻ, thông thường những trẻ ở tuổi học sinh cũng cần phải có giấc ngủ đủ như người trưởng thành. Trẻ cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và rèn luyện thói quen ngủ trước 23 giờ. Để nâng cao chất lượng giấc ngủ cho trẻ, các bậc phụ huynh nên lựa chọn không gian ngủ thoáng mát, sạch sẽ, trang bị ánh sáng và nhiệt độ phù hợp. Nếu trẻ cảm thấy khó ngủ có thể sử dụng thêm tinh dầu thơm để giúp giấc ngủ của trẻ được trọn vẹn hơn. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp cho trẻ có được năng lượng tích cực, tập trung và hoàn thành các công việc hàng ngày tốt hơn.

– Cân bằng tốt giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi. Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí dựa theo sở thích của trẻ để giúp trẻ được cân bằng cảm xúc tốt hơn. Ngoài ra, các bậc phụ huynh tránh gây áp lực hoặc đặt kì vọng quá lớn đối với trẻ. Thay vào đó bạn hãy cố gắng trò chuyện, chia sẻ và động viên trẻ nhiều hơn.

– Cha mẹ nên khuyến khích trẻ chủ động trò chuyện với những người xung quanh hoặc những ai mà trẻ cảm thấy tin tưởng. Thói quen này sẽ giúp trẻ giải bày được những khó khăn đang gặp phải, đồng thời giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi. Hơn thế, trẻ cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích giúp kiểm soát tốt cảm xúc và tâm trạng của bản thân.

– Ngoài giờ học, trẻ cũng có thể tham gia vào những câu lạc bộ yêu thích như đá bóng, hội họa, ca hát, nhảy múa, chơi nhạc cụ,…Điều này không chỉ giúp trẻ thư giãn mà còn gia tăng các mối quan hệ xã hội.

– Các thành viên trong gia đình cần chú ý quan tâm trẻ nhiều hơn, đồng hành cùng trẻ trong suốt quá trình điều trị bệnh.

– Nhà trường, thầy cô cũng cần tạo cho trẻ môi trường học tập thoải mái, tránh gây áp lực về điểm số, thành tích. Ngoài ra, việc kiểm soát bạo lực học đường cũng rất cần thiết trong việc điều trị và phòng chống bệnh trầm cảm ở học sinh.

Quan tâm và hỗ trợ con trong độ tuổi học đường là rất cần thiết. Nếu trẻ có những dấu hiệu trên hãy dẫn con đến các bác sĩ chuyên khoa hay bác sĩ tâm lý khám tâm lý để giúp con thoát khỏi giai đoạn khó khăn này.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

COMMENTS

Tên

Hỏiđápsứckhỏe.vn,70,
ltr
item
hỏiđápsứckhỏe.vn: Vụ nam sinh nhảy lầu tự tử: Dấu hiệu trầm cảm tuổi học đường, đừng lơ là
Vụ nam sinh nhảy lầu tự tử: Dấu hiệu trầm cảm tuổi học đường, đừng lơ là
https://uploads-ssl.webflow.com/622315743cc83ce5ca6c97e4/6262556aef9b10e2799cfc40_vu-nam-sinh-nhay-lau-tu-tu-dau-hieu-tram-cam-tuoi-hoc-duong-dung-lo-la_71626349.jpeg
hỏiđápsứckhỏe.vn
https://www.xn--hipsckhe-9ya39bv51yia84a.vn/2022/04/vu-nam-sinh-nhay-lau-tu-tu-dau-hieu.html
https://www.xn--hipsckhe-9ya39bv51yia84a.vn/
https://www.xn--hipsckhe-9ya39bv51yia84a.vn/
https://www.xn--hipsckhe-9ya39bv51yia84a.vn/2022/04/vu-nam-sinh-nhay-lau-tu-tu-dau-hieu.html
true
2280575591320245217
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy